Những Lưu Ý Khi Đầu Tư Dự Án Kinh Doanh Nhà Hàng Chay
Ăn chay hiện tại không còn dành riêng cho các bậc tu hành, những Phật tử (người theo đạo Phật) hay người có bệnh lý cần phải tuân theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Hiện nay, các món chay thanh tịnh được xem là phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần. Kinh doanh thực phẩm chay cũng ngày càng phổ biến hơn, mặc dù chỉ được xem là thị trường ngách nhưng kinh doanh quán chay vẫn được xem là nghề “một vốn bốn lời”.
Ăn chay xuất phát từ những người theo đạo Phật, sau đó lan rộng dần ra khắp xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống hối hả khiến con người lại càng muốn tìm đến thanh tịnh, an lành như một phương thuốc tốt cho sức khỏe và xoa dịu tinh thần. Số lượng người ăn chay ngày càng tăng trên thế giới, không chỉ ở các nước phương Đông có nhiều mặt chịu ảnh hưởng từ tôn giáo, ngay cả phương Tây cũng bắt đầu nhìn nhận ăn chay như một cách ăn khoa học.
Chính những điều kiện trên tạo nên một thị trường ăn chay rộng lớn, mở lối cho ngành kinh doanh quán chay phát triển. Tuy vậy, không phải ai kinh doanh đều thành công với mô hình này. Vậy cần phải lưu ý gì trước khi lập kế hoạch và cần bao nhiêu vốn để kinh doanh nhà hàng? Hãy tham khảo và tự rút cho mình những lưu ý hợp lý để lên một kế hoạch hoàn thiện nhất, phù hợp nhất với điều kiện bản thân trong bài viết sau đây.
Ăn chay là một trong những xu hướng hiện nay tạo nên thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh
Vốn đầu tư
Để đầu tư một dự án kinh doanh, số vốn đầu tư ban đầu chắc chắn không phải con số nhỏ. Những khoản cần phải chi gồm có:
- Chi phí cơ sở vật chất.
- Chi phí trang thiết bị nhà hàng.
- Chi phí nguyên liệu, thực phẩm.
- Chi phí quảng cáo.
- Các loại chi phí phát sinh.
Tùy vào bạn muốn mở một nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ, số vốn có thể từ khoảng vài trăm triệu cho đến vài tỷ đồng. Hãy cân nhắc thật kỹ các khoản đầu tư sao cho hợp lý, giúp bạn sinh lãi chứ không đơn thuần là chi phí chết.
Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay mô hình nào, lợi nhuận luôn là vấn đề mục tiêu. Nhà hàng của bạn kinh doanh hiệu quả khi và chỉ khi nó sinh ra lợi nhuận cũng như được duy trì bằng lợi nhuận tạo ra. Để được như vậy bạn cần thiết lập cho mình một kế hoạch với đường đi nước bước cụ thể.
Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chay
Để kinh doanh hiệu quả, mô hình kinh doanh sinh lợi nhuận bạn cần có một kế hoạch đầu tư vững chắc. Nghiên cứu các khía cạnh là điều cần thiết trước khi bung một số tiền lớn vào sự án kinh doanh ẩm thực.
1. Địa điểm kinh doanh nhà hàng – ưu tiên số 1
Trong kinh doanh, nhất là kinh doanh quán chay, địa điểm chính là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của nhà hàng. Những địa điểm lý tưởng: Đặt nhà hàng gần chùa, đình, đền,… nơi quy tụ lượng lớn Phật tử, các bậc tu hành hoặc cộng đồng người ăn chay.
Nhà hàng cần mang nét đặc trưng riêng, những món chay không chỉ thõa man nhu cầu ẩm thực mà còn gắn với yếu tố tâm linh. Nắm bắt được yếu tố này giúp bạn quyết định được đâu là địa điểm phù hợp.
Tham khảo thêm những kiến thức về quản trị nhà hàng khách sạn ở đây. https://getpocket.com/@cet.edu
2. Am hiểu kiến thức đồ ăn chay
Để chuẩn bị được một menu các món đồ chay đảm bảo cả về chất lượng, giá trị dinh dưỡng lẫn hình thức thẩm mỹ bạn cần có sự am hiểu nhất định về văn hóa ẩm thực chay trong đó có cách chế biến, cách phối trộn gia vị, nguyên liệu, xu hướng, trào lưu ăn chay của thực khách… Có kiến thức mới giúp bạn thiết kế menu bắt mắt cùng những món ăn hấp dẫn mà vẫn không xa rời với nhu cầu của thực khách.
3. Xây dựng thực đơn đa dạng, chú trọng tươi, sạch
Một nhà hàng chay có thể phục vụ với nhiều hình thức để khách hàng có nhiều sự lựa chọn:
- Phục vụ theo từng suất ăn
- Mâm cỗ chay
- Lẩu chay
- Buffet chay
- Cơm chay văn phòng
Bạn cũng nên cân nhắc chọn cho mình những hình thức phù hợp, tránh ôm đòm quá nhiều khiến việc kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh đó, giá cả các món ăn là điều quan trọng, giúp bạn thu về lợi nhuận nhưng cũng cần phù hợp với thực khách, tình hình kinh tế chung hiện nay.
Các loại thực phẩm chay chủ yếu đến từ rau, rủ, quả,… cần chú trọng đến nguồn nhập thực phẩm tươi ngon, cách bảo quản để luôn giữ được chất lượng tốt đảm bảo sức khỏe cho khách hàng cũng như xây dựng uy tín của nhà hàng.
4. Thiết kế nội thất thanh tịnh
Một điều mà bạn không nên bỏ qua chính là thiết kế không gian. Đặc thù của ăn chay là tịnh, vậy nên không gian cần sự yên tĩnh, kể cả những sự kết hợp làm cho sinh động khác như âm nhạc cũng nên nhẹ nhàng.
Không gian quán cần thanh lịch để đáp ứng yêu cầu thanh tịnh của thực khách
Tùy theo mục đích, gu thẩm mỹ của bạn mà nhà hàng sẽ có những nét đặc trưng riêng để tạo dấu ấn. Song mọi thứ cần hài hòa dù theo phong cách phương Tây sang trọng, hay thuần Việt mộc mạc. Bạn cũng nên chú ý đến kết hợp màu sắc cùng với các vật trang trí như: Tranh nghệ thuật, tranh Phật, hoa sen, đèn chùm,… sao cho thật khéo léo và tinh tế.
Xu hướng ăn chay tại Việt Nam
Ăn chay cần đúng cách, không quá nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ chay thanh đạm đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe và tinh thần. Với nhu cầu lẫn yêu cầu của thực khách ngày càng cao, đồ ăn chay cũng có nhiều sự phát triển đa dạng hơn nhờ sự sáng tạo, phối trộn nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật chế biến tài tình của người đầu bếp.
Ăn chay trong quan niệm Phật giáo là liệu pháp để dưỡng pháo thiện, tăng căn lành, tốt cho sức khỏe, nuôi dưỡng tâm hồn, trân trọng sự sống và loại bỏ tham, sân, si. Việt Nam là đất nước mà Phật giáo là Quốc giáo, số người theo đạo Phật gọi là Phật tử chiếm đa số. Vào những ngày rằm, mùng một, mùa Vu Lan, rằm Tháng Giêng… đều thu hút lượng người ăn chay rất lớn.
Ngày nay, có một bộ phận không nhỏ giới trẻ lựa chọn ăn chay (ăn chay trường, thường xuyên hoặc không thường xuyên) như một cách để dưỡng tâm thanh tịnh. Điều này tạo điều kiện cho một thị trường ẩm thực chay tại Việt Nam đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong nhiều năm tới. Thị trường ẩm thực thực chay có tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nếu có sự chuẩn bị bài bản về kế hoạch, đầu tư vốn mạnh bạn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh vững chắc.
Kinh doanh nhà hàng chay là một trong những mô hình đem tới lợi nhuận, có tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro. Hãy cẩn thận trong các khâu, các bước lập kế hoạch và từ đó dễ dàng thành công với mô hình nhà hàng chay.